Một trong những điều đầu tiên khi học về SEO, đó là hiểu cách làm sao các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing hoạt động như thế nào?
Tại sao trang web và các thông tin trên trang web của bạn xuất hiện trên Google và xếp hạng?
Cách công cụ tìm kiếm hoạt động?
Các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Ping đều hoạt động dưa trên 3 hoạt động sau:
- Thu thập dữ liệu: cào tất cả nội dung trên internet dựa trên liên kết.
- Lập chỉ mục dữ liệu: Lưu trữ và sắp xếp nội dung.
- Xếp hạng: sắp xếp các kết quả đã thu thập dữ liệu để trả lời cho các truy vấn.
Công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu thế nào?
Để thu thập dữ liệu, các công cụ tìm kiếm sử dụng các bot (được gọi là trình thu thập dữ liệu) để tìm nội dung mới và cập nhật các nội dung cũ.
Bất kể nội dung nào từ trang web, hình ảnh, video, PDF,… bất kể định dạng nào đều có thể thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, bất kể ở định dạng nào thì việc thu thập dữ liệu cũng cần phải thông qua liên kết.
Ví dụ như Google sử dung Googlebot Desktop để thu thập dữ liệu trang web trên việc mô phỏng người dùng PC. Trong khi đó lại sử dụng Googlebot Smartphone để thu thập dữ liệu như một người dùng điện thoại. Ngoài ra còn sử dụng Image Bot để thu thập dữ liệu hình ảnh, Video Bot cho video.
Google Bot sẽ tìm nạp trang web và sau đó đi theo các liên kết nội bộ trên trang web để tìm các URL mới. Khi đi vào các URL, Bot sẽ tìm thấy nội dung và thêm nó vào chỉ mục có tên là Caffeine (cơ sở dữ liệu khổng lồ về các URL).
Lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm như thế nào?
Sau khi thu thập dữ liệu của Google sẽ xử lý và lưu trữ thông tin trong chỉ mục trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ về tất cả nội dung mà các Bot đã tìm kiếm và đánh giá là đủ tốt.
Có nghĩa là các công cụ tìm kiếm sẽ không lập chỉ mục bất cứ thứ gì nó tìm thấy. Thời kỳ đầu của Google rất đói thông tin và việc lập chỉ mục dễ dàng hơn rất nhiều.
Các hệ thống Spam nội dung cứ thể xả rác trên mạng và bắt Google lưu trữ chúng. Hiện tại, Google đã dần bị quá tải bởi nội dung quá nhiều. Và Google đang ngày càng khó khăn hơn trong việc lập chỉ mục.
Vì vậy rất nhiều trang web và đặc biệt các trang web mới lập bị gặp vấn đề không “index” trang web. Các vấn đề về lập chỉ mục thường bao gồm: từ chối lập chỉ mục, không thể lập chỉ mục hoặc đã thu thập dữ liệu và không lập chỉ mục.
Xếp hạng của công cụ tìm kiếm hoạt động thế nào?
Khi người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Các công cụ sẽ quét lại các chị mục của mình và tìm nội dung tốt nhất, liên quan nhất và sắp xếp nội dung với hy vọng có thể giải quyết truy vấn của người dùng.
Thứ tự hiển thị khi người dùng tìm kiếm được gọi là “xếp hạng“. Để xếp hạng thì công cụ tìm kiếm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Các trang web xếp hạng càng cao thì công cụ tìm kiếm cho rằng trang web càng liên quan đến câu trả lời.
Nếu bạn hỏi một truy vấn trên Google mà chỉ có trang web của bạn có thì chắc chắn bạn sẽ Top 1. Tuy nhiên thực tế mà các truy vấn phổ biến nhất có rất nhiều trang web trả lời chung. Và việc để có thể xếp hạng cao hơn khiến SEOer ra đời để giải quyết vấn đề này.
Làm thế nào để các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tốt cho trang web?
Khi làm web, chắc chắn ta muốn lập chỉ mục trang web của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào mong muốn đơn giản này cũng dễ dàng.
Để Google lập chỉ mục trang web ta trước hết phải cho phép trang web được hiển thị trang các công cụ tìm kiếm => tối ưu việc thu thập dữ liệu.
Việc tối ưu thu thập dữ liệu có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp.
- Đảm bảo cấu trúc trang web của bạn rõ ràng.
- Đảm bảo nội dung của bạn đủ “tốt”.
- Điểu chỉnh ngân sách thu thập dữ liệu cho trang web.
- Gửi Sitemap.
Có cách nào chặn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang web của mình không?
Để ngăn Google Bot lập chỉ mục trang web của mình, ta có thể sử dụng 2 cách:
Cách 1: Sử dụng tệp Robots.txt hướng dẫn Bot nên thu thập dữ liệu nào? và không nên lập dữ liệu trang nào trên Web. Cũng như việc cho phép Bot của công cụ tìm kiếm nào vào web để cào dữ liệu.
Cách 2: Sử dụng thẻ Meta noindex để cho Bot của công cụ tìm kiếm của Google biết rằng không nên lập chỉ mục trang web này.
Các câu hỏi hay gặp về công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục
1. Các biểu mẫu Form có bị Bot thu thập dữ liệu không?
Nếu cần đăng nhập để điền biểu mẫu, phiếu khảo sát trước khi truy cập nội dung thì các bot sẽ không cào dữ liệu trang đó vì bot sẽ không đăng nhập.
2. Văn bản bị ẩn trong nội dung phi văn bản như PDF, hình ảnh, Gif,… thì Bot có đọc được dữ liệu không?
Nếu bạn đang muốn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung nào đó đúng và chính xác thì tốt nhất không nên biểu thị văn bản đó dưới dạng ảnh, PDF.
Mặc dù hiện nay các với sự hỗ trợ của AI và Bot cũng đọc hình ảnh tốt hơn rất nhiều nhưng vẫn không nên làm vậy.
3. Sử dụng Sitemap có hỗ trợ việc thu thập dữ liệu và index không?
Việc tạo và gửi Sitemap trên Google Search Console được rất nhiều người cho rằng giúp ích việc lập chỉ mục và thu thập dữ liệu của Bot.
4. Trình thu thập dữ liệu có gặp lỗi khi truy cập URL để thu thập thông tin không?
Có! Các trình thu thập thông tin có thể gặp lỗi khi cố truy cập vào nội dung theo URL của trang web. Các lỗi phổ biến nhất là 4xx (lỗi máy khách, phổ biến nhất là lỗi 404 Not Found) và lỗi 5xx (lỗi máy chủ, phổ biến nhất là 501).
Thông thường ta sẽ sử dụng thông báo chuyển hướng 301 để thông báo cho người dùng và Bot rằng các trang web không còn tồn tại hoặc một trang web nào đó đã di chuyển sang trang web khác. Tức là chuyển từ URL này sang URL khác.
Tuy nhiên nếu trình thu thập thông tin đi qua rất nhiều lệnh chuyển hướng mới đến được trang cần thu thập thông tin thì sẽ gây ra lỗi chuyển hướng. Đây là một trong các lỗi không tốt trên trang web.
5. Trang web đã lập chỉ mục có bị mất chỉ mục không?
Các trang web đã được lập chỉ mục không tồn tại vĩnh viễn. Nó có thể bị các công cụ tìm kiếm loại bỏ khỏi chỉ mục của mình bất cứ lúc nào.
Suốt từ tháng 8 năm 2023 đến giữa năm 2024 các bản cập nhật đã gây ra tình trạng mất index hàng loạt trên trang web khiến nhiều anh em hoang mang.
6. Sử dụng thẻ meta robot có chặn Index được không?
Dưới đây là một ví dụ sử dụng thẻ meta noindex để thông báo cho Bot không lập chỉ mục các trang web này: <meta name="robots" content="noindex, nofollow" />
Tuy nhiên nếu như một trang web đã index và bạn sử dụng file Robots.txt để chặn truy cập rồi thêm thẻ Noindex vào head của trang web thì khả năng cao là các Bot sẽ không đi vào trang web của bạn và trang web đã index vẫn sẽ được giữ lại.
Theo đó, ta cần phải sử dụng tệp robots.txt từ đầu trước. Hoặc nếu như trang web đã index thì chỉ sử dụng thẻ meta noindex để cho công cụ tìm kiếm biết rằng không lập chỉ mục trang đó và xóa nó khỏi chỉ mục. Sau đó ta mới sử dụng robots.txt để ngăn chặn.
Tổng Kết:
Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu được cách mà công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào. Hãy nhớ quy trình 3 bước: thu thập dữ liệu => lập chỉ mục => xếp hạng.
Nắm chắc từng phần trên sẽ là cách để bạn hiểu rõ hơn!
Tài liệu tham khảo:
Bài viết này có tham khảo qua các tài liệu khác, các bạn có thể truy cập vào các tài liệu này để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm:
Google – cách công cụ tìm kiếm hoạt động.